Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Nỗi lo sụt giảm kiều hối



Nỗi lo sụt giảm kiều hối

Gửi bàiby freedomnotforfree » Thứ 3 Tháng 7 17, 2012 11:23 am
Hình ảnh- Sự biến động lượng kiều hối trong thời gian gần đây cùng với sự sút giảm hoạt động của các kênh tài chính ở Việt Nam đã dấy lên câu hỏi: Sự khô kiệt của “dòng sông vàng” chỉ là tức thời hay một báo hiệu xu hướng dài hạn đáng lo?

Từ năm 1999 trở lại đây, lượng kiều hối của Việt Nam tăng cả về lượng và chất, trở thành một trong nguồn lực quan trọng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, sự biến động lượng kiều hối trong thời gian gần đây cùng với sự sút giảm hoạt động của các kênh tài chính ở Việt Nam đã dấy lên câu hỏi: Sự khô kiệt của “dòng sông vàng” chỉ là tức thời hay một báo hiệu xu hướng dài hạn đáng lo?

Nguồn kiều hồi từ đâu?

Theo thống kê của World Bank, lượng kiều hối “chảy về”, Việt Nam xếp hạng 16 trên thế giới và hạng 9 trong số các quốc gia đang phát triển (2010: 8,26 tỷ USD, 2011: 9 tỷ USD). Thông qua điều tra từ các kênh chuyển tiền chính thức, phần lớn kiều hối xuất phát từ Mỹ - quốc gia có cộng đồng kiều bào lớn nhất, và trung tâm nhận kiều hối nhiều nhất là TP. Hồ Chí Minh (năm 2011 chiếm 55,6%). Theo thống kê của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia thì bất động sản là lĩnh vực “hút” kiều hối nhất, chiếm 52% lượng tiền năm vừa qua.

Nếu so với con số kiều hối khiêm tốn 1,75 tỷ USD năm 2001, để đạt được con số kỉ lục trong năm vừa qua, cho thấy sự tăng nhanh của nguồn tiền này. Bên cạnh đó, là sự cởi mở của nhà nước đối với nguồn lực này.

Bắt đầu từ tháng 8/2003, các ngân hàng thương mại cổ phần đã được phép thành lập công ty kiều hối. Đến tháng 9/2005, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần được nâng lên 49%. Bỏ các hình thức thu phí cho người nhận ngoại tệ, đơn giản hóa dịch vụ chuyển tiền, mở rộng mạng lưới ngân hàng, khuyến khích Việt kiều mua nhà, đất, cũng như sự gia tăng số lượng người Việt ở nước ngoài đã đem lại sự nhảy vọt của lượng kiều hối từ đầu năm 2006.

Hình ảnh
Theo thống kê của World Bank, lượng kiều hối “chảy về”, Việt Nam xếp hạng 16 trên thế giới và hạng 9 trong số các quốc gia đang phát triển.

Nghiên cứu về tác động của kiều hối đến nền kinh tế Việt Nam, các chuyên gia từ Học viện Ngân hàng đã nhấn mạnh bốn đóng góp của “dòng sông vàng” này. Một là bổ sung một nguồn ngoại tệ ổn định cho Việt Nam trước sự bấp bênh của ODA và FDI. Cụ thể là trong năm 2011, kiều hối chỉ kém FDI giải ngân 2 tỷ USD. Hai là sự hỗ trợ cân bằng cán cân thanh toán quốc gia. Năm vừa qua, nhập siêu ở mức 9,8 tỷ USD thì kiều hối đã bù đắp được 92% thâm hụt cán cân thương mại. Kế đến, kiều hối đã góp phần thúc đẩy sự hội nhập vào hệ thống tài chính quốc tế, giúp ngân hàng Việt Nam cải tiến dịch vụ, thiết lập quan hệ với ngân hàng các nước. Cuối cùng, kiều hối đã góp phần cải thiện đời sống, phát triển đầu tư và giảm tỉ lệ thất nghiệp.

Suy giảm: Tạm thời hay dài hạn?

Theo thống kê của hai tác giả Pfau and Long năm 2006, người dân đa phần có xu hướng dùng ngoại tệ cho mục đích tiêu dùng (73%), lĩnh vực đầu tư chỉ chiếm 6,6% . Đến nay, “sức khỏe” của nền ngoại thương đã được đảm bảo từ chính sách kiểm soát lưu thông ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước, sự phát triển mạng lưới ngân hàng, kiểm soát chênh lệch của tỷ giá trao đổi ngoại tệ ở ngân hàng thương mại và thị trường tự do đã đem lại sự thay đổi mục đích sử dụng kiều hối từ tiêu dùng chuyển nhanh sang đầu tư.

Như đã nói, bất động sản là lĩnh vực “hút” kiều hối nhiều nhất với 4,7 tỷ USD (năm 2011) cho nên sự biến động của thị trường đầu tư này sẽ ảnh hưởng đến “dòng chảy” của kiều hối. Theo số liệu vừa công bố, kiều hối sáu tháng đầu năm của TP. Hồ Chí Minh chỉ đạt 1,9 tỷ USD, giảm 23% so với cùng kì năm ngoái.

Bóc tách sự sụt giảm 500 triệu USD, có thế thấy, trước hết là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới và khu vực, mà điểm nóng là Eurozone. Đều này đã ảnh hưởng đáng kể đến lượng kiều hối từ cộng đồng châu Âu nói riêng và quốc tế nói chung. Sự thắt chặt dòng ngoại tệ và nguồn vốn tiền mặt ở các quốc gia phương Tây đi cùng với sự sút giảm mức sống người dân đã hạn chế lượng kiều hối chảy về Việt Nam.

Kế đến là sự bất ổn của nền kinh tế trong nước. Nhằm để kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Trung ương đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt gây một áp lực lớn lên hệ thống các ngân hàng thương mại. Thiếu vốn thanh khoản, tăng trưởng tín dụng cao bất thường từ 32,4% trong năm 2010 (năm 2011 giảm còn 14,3%), lãi suất cho vay tăng. Trong quý I/2012, nợ xấu đã tăng 30 nghìn tỷ đồng và nợ xấu có khả năng mất vốn lại gia tăng. Sự thiếu kinh nghiệm đối phó rủi ro đã khiến 8,4% (31.425) doanh nghiệp giải thể trong tổng số 375.732 doanh nghiệp thực tế hoạt động. Theo số liệu của Cục thống kê thì Doanh nghiệp ngoài nhà nước là khu vực chứng kiến sự giải thể áp đảo với 95,7%. Đi kèm với chính sách tiền tệ là hạn chế cho vay bằng ngoại tệ, quy định trần lãi suất huy động đồng Dollar, kiểm soát chặt chẽ mua bán ngoại tệ.

Chính sách thắt chặt tiền tệ và những hệ quả “đi kèm”ở trên đã kéo theo một năm đen tối trong thị trường bất động sản. Đặt biệt là sáu tháng cuối năm 2011, các “đại gia” đã khuyến mãi 15-20%, bán giá “shock” nhưng làn sóng “vỡ nợ” vẫn lan rộng từ Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh... Giá cổ phiếu cũng “lao dốc” theo, với 62,2% tổng số mã rớt dưới 10.000VND và 26,7% rớt dưới mức 5.000VND. Sự đóng băng của hai thị trường trên chính là nguyên nhân thứ ba biến dòng kiều hối “cạn dần”.

Cơn bão trì trệ còn lan sang thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam với sự từ chối của nhiều công ty Đài Loan, Hàn Quốc, yếu tố này đã góp phần kéo kiều hối “ròng” giảm không ít.

Nhưng nguyên nhân trân đã tác động đến thái độ của kiều bào Việt Nam và người Việt Nam hiện đang làm việc sinh sống ở nước ngoài. Dù đã có sự khởi sắc ở nhiều mặt trong tổng quan nền kinh tế 2012,những dư âm từ năm nguyên nhân trên đã dẫn đến đợt “hạn hán” nằm trong dự báo của kênh kiều hối sáu tháng đầu năm.

Khôi phục kiều hồi: Cách nào?

Để kết thúc đợt hạn hán không mong đợi này, những biện pháp thu hút kiều hối và giữ luồng ngoại tệ được luân chuyển trong hệ thống được cả các doanh nghiệp, ngân hàng và nhà nước cần nhanh chóng triển khai. Biện pháp siết chặt dòng ngoại tệ của Nhà Nước là một trong những cố gắng nhằm giúp các ngân hàng giữ cho dòng tiền không rơi vào thị trường tự do, đảm bảo bình ổn nguồn cung ngoại tệ cho các doanh nghiệp.

Thời gian vừa qua, tảng băng thị trường bất động sản đã được ít nhiều hỗ trợ từ gói kích cầu 29.000 tỷ từ nhà nước và việc giảm nhẹ lãi suất ngân hàng. Dù hệ quả của biện pháp này là lượng tiền gửi ngân hàng có xu hướng giảm theo, song nếu phục hồi được hoạt động bất động sản và sàn giao dịch chứng khoán, không những tăng lượng kiều hối mà còn cả những nguồn vốn nước ngoài khác, tác động kép tạo sức hút đầu tư nước ngoài cũng như tăng lượng kiều hối.

Bàn đến thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam gần đây, chất lượng lao động chính là vấn đề cốt lõi bởi kiều hối đóng góp từ bộ phận này là không nhỏ (năm 2011, 8 tỷ USD). Việc Nhà Nước phối hợp với các Bộ Ngành cùng với Doanh Nghiệp tham gia vào việc đảm bảo chất lượng nguồn lao động và kiểm soát lao động ngoại quốc cũng sẽ góp phần “bơm nước” vào kênh kiều hối.

Cuối cùng, xây dựng hình ảnh cho nền kinh tế Việt Nam là một biện pháp quan trọng để thu hút ngoại tệ. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đắn đo suy nghĩ khi đầu tư vào Việt Nam, một số không nhỏ quay lưng lại với Việt Nam vì sự thiếu minh bạch trong vấn đề giấy tờ, dẫn đến việc quan liêu, tham nhũng trong khi quyền lợi của nhà đầu tư không được đảm bảo. Xây dựng hình ảnh một Việt Nam năng động, an toàn và thân thiện chính là trọng tâm để phòng và chóng những đợt hạn hán của kênh kiều hối hiện tại và tương lai.

Thiên Thuận - Vân Anh

Công An lại Tra Tấn người dã man khi làm việc tại đồn :((


Công an bị tố cáo ‘tra tấn’ 7 thanh niên

Mấy ngày qua, người dân tại thôn Tân Thượng, xã Xuân Song, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh đang rất bất bình trước hành vi của công an xã này, họ đã tố cáo hành vi đánh đập dã man khiến 7 thanh thiếu niên bị nhiều thương tích do bị đánh và dí roi điện. 
Cả làng phẫn nộ
Sự phẫn nộ không chỉ có ở người thân của 7 thanh niên bị đánh đập dã man mà những người trong làng, già trẻ, gái trai, cán bộ hưu trí, và ngay cả trưởng thôn, chủ tịch mặt trận thôn cũng bất bình, đều ký vào đơn xác nhận sự việc và để nghị công an huyện Nghi Xuân làm rõ.
Ông Chu Văn Thiệu, một thầy giáo về hưu bày tỏ bức xúc, công an xã đánh các cháu dã man quá, hơn 1 ngày qua nhưng nhiều cháu vẫn chưa thể đi lại được do vết thương quá nhiều. Khi đi thì đang bình thường, thế mà ra khỏi phòng làm việc của công an thì 7 thanh niên đều phải vào điều trị, truyền tại trạm xá.
Nhóm thanh niên bị đánh và dân làng Tân Thượng rất phẫn nộ trước việc 7 thanh niên bị đánh dã man ngay tại CA xã.
Được biết, ngày 25/8, thanh niên hai làng Tân Thượng và Bắc Mới có tổ chức giao lưu đá bóng. Khi trận đấu chuẩn bị kết thúc thì xảy ra cãi cọ giữa Lê Hồng Phú (SN 1994) với Trần Văn Tấn, con ông Trần Văn Toản, công an xã.
Một lúc sau đã xảy ra đánh nhau, rất nhiều thanh niên bên đội Tân Thượng đã lao vào, người thì can ngăn, cũng có nhiều thanh niên tham gia đánh Tấn. Chỉ khi người lớn can ngăn, Tấn bỏ chạy thì mới thôi.
Theo lời ông Trần Minh và những người có mặt trong buổi làm việc với PV, tối hôm đó Tấn có rủ thêm một số thanh niên đi đánh lại nhưng không được nên đã về.
Tối 25/8, quyền Trưởng CA xã Trần Công Tráng đã dẫn theo một số CA viên đi tìm các thanh niên nhưng không thấy.
Ông Minh nghe tin CA xã bảo con mình đánh người gây thương tích, nên đã hỏi con là Trần Mạnh Hùng. Nhưng Hùng chỉ bảo là vào can ngăn. Thế nên sáng ngày 26/8, ông đã bảo anh trai dẫn Hùng lên CA xã để cho CA hỏi. Ông tin con mình vô tội. 
Cũng trong sáng 26/8, ông Tráng đã dẫn theo CA viên đến nhà các em Nguyễn Sửu Lùng (SN 1993); Nguyễn Văn Hồ (SN 1994); Nguyễn Văn Thức (SN 1995) và Lê Hồng Phú (SN 1994).
Vết thương trên người em Lê Hồng Phú. Các em bị đánh đều có vết thương gần như giống nhau, trải đều khắp người..
Gia đình các em cho biết, họ hết sức ngỡ ngàng vì con mình bị còng tay dẫn lên mà không thấy có giấy tờ gì, thôn cũng không được thông báo.
Ngoài 4 em bị công an đến bắt đi không có giấy tờ thì 3 em khác là Lê Bá Đạt (SN 1993); Hồ Văn Chiến (SN 1991) và Trần Mạnh Hùng (SN 1994) đã được gia đình đưa lên để công an ‘’giáo dục’’.
Ép cung, đánh đập dã man, dí roi điện? 
Sự việc 7 thanh thiếu niên bị thương tích ngay sau khi ra khỏi phòng làm việc của CA xã đã khiến cho gia đình các em, người trong thôn phẫn nộ.
Vết thương chằng chịt trên lưng em Nguyễn Sứu Lùng. Ngoài ra chân, tay, bụng, bàn chân em đều bị bầm dập do dùi cui và roi điện.
Ông Chính, bố em Hùng nói tiếp, sau khi thấy con trai về với các vết bầm dập khắp người, các vết bị roi điện giật đến ngất đi ngất lại, ông đã đưa con đến nhà Chủ tịch xã Hoàng Đình Hùng. Khi đến đây thì em Hùng đã bị ngất, phải đưa đi trạm xá cấp cứu.
Em Trần Mạnh Hùng kể lại quá trình bị đánh đập: 'Khi vào phòng CA xã thì liền bị ông Tráng cầm tóc đập đầu vào tường, đấm đá liên tục vào bụng, dùng tay móc sườn bụng. Sau màn dạo đầu đó, em liên tục bị ông Tráng và CA viên tên Hồng dùng dui cui đánh vào mắt cá chân, bụng và lưng. Khi em ngã nằm xuống thì bị CA dùng dùi cui điện dọa không đứng lên sẽ dí điện'!?.
‘‘CA xã đánh em chán chê rồi bảo thằng Thức cầm dùi cui đánh vào mắt cá chân của em thay công an. Thằng Thức không dám không làm. Sau khi bị đánh no nê, ông Tráng, ông Hồng còn dí dùi cui điện vào tay và bụng em làm em tưởng chừng như không chịu nổi, ngã vật xuống’’, Hùng kể tiếp.
Tất cả các em bị thương tích đều kể lại rành mạch từng chi tiết chuyện các em đã chịu đựng và chứng kiến tại CA xã từ 7h cho đến 11h trưa ngày 26/8. Tất cả các em cho biết, khi đến đó, ai cũng bị đánh như ai, đều bị tát, móc sườn, dùng dui cui đánh vào mắt cá chân, rồi dã man hơn là dí điện vào người.
Trưởng thôn Tân Thượng xác nhận sự việc vào đơn tố cáo, đề nghị làm rõ.
"Các em nếu khai không đánh Tấn thì liền bị đánh tiếp nên buộc phải nhận", Hùng kể.
Đáng chú ý, theo như lời em Nguyễn Sửu Lùng, khi em bị CA dùng dùi cui điện đánh liên tục vào mắt cá chân, đau quá nên em phải nhảy lên.‘‘Thế là một CA bắt em phải nhảy theo các điệu nhạc rồi đánh liên tục vào chân. Những người CA khác thấy thế liền cười’’, Lùng kể.
Ông Trương Quang Vinh, trưởng thôn Tân Thượng xác nhận trong đơn tố cáo tập thể, qua kiểm tra thì thấy vết thương trên người các em là đúng thực tế và đề nghị làm rõ sự vệc.
Đang cho kiểm tra để xử lý
Trao đổi với PV, ông Trần Công Tráng, quyền Trưởng CA xã thừa nhận có sai sót trong quá trình hỏi cung. Theo ông Tráng, việc làm trên ‘‘chẳng qua là để giáo dục, răn đe các em để tốt hơn thôi. Không có việc CA xã dùng dùi cui điện dí các em’’.
Ông Tráng thông tin, hiện Trần Văn Tuấn, con trai CA viên Trần Văn Toản bị đánh đanh nằm điều trị tại bệnh viện. Thương tích khá nặng nên phải mổ. Ông cũng thừa nhận việc đánh nhau xảy ra trên sân bóng, có sự chứng kiến của nhiều người, một trong số các em từng bị xử phạt vì đánh nhau.
Còn Chủ tịch xã Hoàng Đình Hùng thì cho biết, đúng là CA xã có sai. Ngày 27/8 lãnh đạo xã đã đến thăm hỏi và có nhận lỗi trước gia đình các em. Sự việc này Công an huyện đang yêu cầu CA xã báo cáo để xử lý.
Đại tá Phan Văn Đán, Trưởng CA huyện Nghi Xuân cho biết, đúng là có sự việc trên. Ban CA xã đã làm tường trình. Sau khi làm rõ đúng sai sẽ xử lý theo quy định.
Nhóm PV

Cách là giá đỗ nè bà con


Cách làm như sau :

_Lấy 1/3 lon đậu xanh nguyên hột , ngâm nước 1 đêm
1 bộ xửng hấp , đường kính khoảng 3 tấc ( nếu có hai xửng hấp thì làm hai ngâm đậu gấp đôi để ăn nhiều nhiều một chút )
- lót 1 lớp vải mùng hoặc vải thưa, lót 1 đầu vô nồi, chừa 1 đầu để 1 lát đậy lên đậu
- rải đậu xanh đã ngâm nước thành 1 lớp mỏng, tránh hạt này chồng lên hạt kia
- gấp phần vải mùng thò ra bên ngoài gọn vào trong lòng xửng
- mỗi ngày cho đậu "uống" nước 3 lần, mỗi lần 1 tô chừng này
- cứ giở ra cho "uống" xong đậy lại, nước đọng phía dưới phần nồi nhiều quá thì đổ bớt ra. Đậy kín như vầy trong 5 ngày
- khoảng ngày thứ 4 thì đã thấy như vầy
- sau khi sảy vỏ đậu ra
 
- đừng ham rải đậu nhiều quá, chật chỗ không đủ chỗ cho giá nẩy mầm thì cọng giá sẽ bị ốm tong teo

         Chúc các bạn thành công
Zing từ nhà Biêng biếc về đây đọc, :))

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Những bài ca bất hủ của thập niên 80

Gió Heo May in Hanoi 8-2012

Đảng ta đã thắng lợi bước đầu trong cuộc giữ gìn biển đảo.?


Sau khi Trung Quốc tiến hành một loạt thắng lợi  vang dội trên biển Đông như đưa 100 phi cơ tuần tra, cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam, bắt giam ngư dân VN và tịch thu thuyền, thành lập thành phố Tam Sa, đưa 23 nghìn tàu ngư dân TQ vào biển Đông đánh cá....

Trước những hành động xâm lược ấy của Trung Quốc. Đảng ta đã có những đối sách quyết đoán, không hổ danh từng lãnh đạo nhân dân đánh tan các cường quốc trên thế giới. Một trong những đối sách đã mang lại thắng lợi đầu tiên đầy thuyết phục là dành quyền quyết định chủ quyền biển đảo về mình.

Như chúng ta đã biết, liên tiếp tại các thành phố lớn ở Việt Nam là Hà Nội và Sài Gòn đã nổ ra những cuộc biểu tình tự phát của người dân, nhằm phản đối hành động của Trung Quốc mà người dân Việt Nam họ khẳng định là xâm lược. Những hành động biểu tình tự phát này của người dân là một thách thức với Đảng ta. Gây cho Đảng ta giảm sút uy tín và ảnh hưởng nhiều đến quyết sách về biển đảo.

Đứng trước khó khăn và thách thức lớn lao ấy, Đảng và Nhà Nước ta đã nỗ lực không ngừng, dùng mọi biện pháp, mọi sức mạnh chính trị tổng hợp, dùng các mạng lưới tuyên truyền, dùng các công cụ hỗ trợ như cảnh sát, dân phòng, thanh niên tình nguyện...một cách bền bỉ. Đã đưa ra nhiều biện pháp với người biểu tình như quy tội gây rối trật tự công cộng để cưỡng bức đưa vào trại cải tạo, hoặc giáo dục cải tạo tại địa phương, thường xuyên triệu tập những thành phần hay đi biểu tình lên công an để tra xét. Kiểm tra việc tạm trú, thuê nhà, nơi làm việc để gây khó khăn khiến một số không có chỗ ở, công việc ổn định phải đối phó mà xa rời việc biểu tình. Những việc làm song song như cấm xuất cảnh, gọi lên sở 4T để phạt tiền, kiểm tra cơ sở kinh doanh tìm lỗi như vệ sinh, phòng cháy để phát hiện và bắt phạt. Đẩy bọn biểu tình vào thế thụ động, bối rôi xoay sở chống đỡ mà không còn tâm trí đâu để đi biểu tình nữa. Trong khi chúng đang phải lo đối phó với sức mạnh tổng hợp từ nhiều phía thì chính quyền cơ sở liên tục hàng tuần đến kiểm tra, nhắc nhở, giáo dục tại nhà làm gia đình chúng phải mỏi mệt, hàng xóm nghi kỵ. Tổng kết sau nhiều biện pháp nghiệp vụ được triển khai trên diện rộng và có chiều sâu. Hầu hết bọn biểu tình chống Trung Quốc đã bỏ cuộc. Điều này có ý nghĩa thắng lợi lớn lao là Đảng ta qua muôn vàn khó khăn đã thắng lợi bước đầu là kiểm soát tuyệt đối việc giải quyết chủ quyền biển đảo về tay mình.

Đây là một thắng lợi quan trọng có tính lịch sử, mang một tầm quan trọng có dáng vóc thời đại, củng cố được uy tín của Đảng ngày một lên cao. Là cơ sở để Đảng ta trong đối sách giải quyết vấn đề biển Đông bằng phương pháp '' ổn định chính trị''

Đây là một sách lược hoàn toàn đúng đắn, khi chủ quyền bị xâm hại nghiêm trọng, mà Đảng ta vẫn vững vàng, thể chế chính trị vẫn ổn định. Điều ấy sẽ khiến cho những kẻ xâm hại đất nước ta phải run sợ bởi bản lĩnh của Đảng ta, chúng nhất định phải hối hận và chấm dứt những hành động xâm lược chủ quyền của đất nước ta.

http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/630/630

Đàn áp Biểu tình bằng cách: Dí loa vào mặt nhân dân...


Dí loa vào mặt nhân dân...

 Mời bạn đọc bớt chút thời giờ để xem những hình ảnh, đoạn clip rất trung thực do phóng viên tự do quay được đúng lúc cuộc biểu tình của những người yêu nước chuẩn bị bắt đầu tại sân tượng đài Lý Thái Tổ.
 Những hành vi đê tiện của đám người khoác áo công vụ, côn đồ đeo băng đỏ không rõ của ai điều hành, chỉ đạo đã được phóng viên kịp thời ghi lại. Đây là những bằng chứng như những cái tát vào mặt trần gia thái và đồng bọn HTV 1 khi chúng vu cáo, bôi bẩn lòng yêu nước của Đồng bào, Trí thức tại Hà nội.



 Sỹ quan công an chuyên đuổi chợ có biển hiệu mang tên Phóng đã cầm loa tay gí sát vào mặt người già đáng kính, hơn cả tuổi Mẹ mình. Coi thường cả những ống kính phóng viên trong nước và Quốc tế có mặt đầy tại khu vực.


 Xem những hình ảnh và đoạn phim này rồi bạn đọc hãy thử tưởng tượng xem, Hà nội hiện nay đang giống một nơi nào trên Thế giới ?

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

News



Nghị quyết S.Res.524 của Thượng viện Mỹ ngày 3/8/2012 có tầm cỡ chiến lược hướng dẫn và ủng hộ để thực thi chính sách ngoại giao bảo vệ Đông Nam Á chống lại động thái hung hăng, phi pháp và vô trách nhiệm của Bắc Kinh ở Biển Đông.



(Full text) SRES 524 ATS
112th CONGRESS

S. RES. 524
Reaffirming the strong support of the United States for the 2002 declaration of conduct of parties in the South China Sea among the member states of ASEAN and the People’s Republic of China, and for other purposes.

IN THE SENATE OF THE UNITED STATES

July 23, 2012

Mr. KERRY (for himself, Mr. LUGAR, Mr. WEBB, Mr. INHOFE, Mr. LIEBERMAN, Mr. MCCAIN, Mr. LEVIN, and Ms. COLLINS) submitted the following resolution; which was referred to the Committee on Foreign Relations

August 2, 2012

Committee discharged; considered and agreed to with an amended preamble

RESOLUTION

Reaffirming the strong support of the United States for the 2002 declaration of conduct of parties in the South China Sea among the member states of ASEAN and the People’s Republic of China, and for other purposes.

Whereas the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) plays a key role in strengthening and contributing to peace, stability, and prosperity in the Asia-Pacific region;

Whereas the vision of the ASEAN Leaders in their goals set out in the ASEAN Charter to integrate ASEAN economically, politically, and culturally furthers regional peace, stability, and prosperity;

Whereas the United States Government recognizes the importance of a strong, cohesive, and integrated ASEAN as a foundation for effective regional frameworks to promote peace and security and economic growth and to ensure that the Asia-Pacific community develops according to rules and norms agreed upon by all of its members;

Whereas the United States is enhancing political, security and economic cooperation in Southeast Asia through ASEAN, and seeks to continue to enhance its role in partnership with ASEAN and others in the region in addressing transnational issues ranging from climate change to maritime security;

Whereas the United States Government welcomes the development of a peaceful and prosperous China which respects international norms, international laws, international institutions, and international rules, and enhances security and peace, and seeks to advance a ‘cooperative partnership’ between the United States and China;

Whereas ASEAN plays an important role, in partnership with others in the regional and international community, in addressing maritime security issues in the Asia-Pacific region and into the Indian Ocean, including open access to the maritime domain of Asia;

Whereas the South China Sea is a vital part of the maritime domain of Asia, including critical sea lanes of communication and commerce between the Pacific and Indian oceans;

Whereas in the declaration on the conduct of parties in the South China Sea, the governments of the member states of ASEAN and the Government  of the People’s Republic of China have affirmed ‘that the adoption of a code of conduct in the South China Sea would further promote peace and stability in the region’ and have agreed to work towards the attainment of a code of conduct;

Whereas pending the peaceful settlement of territorial and jurisdictional disputes, the member states of ASEAN and the People’s Republic of China have committed to ‘exercise self-restraint in the conduct of activities that would complicate or escalate disputes and stability, including, among others, refraining from action of inhabiting presently uninhabited islands, reefs, shoals, and other features and to handle their differences in a constructive manner’;

Whereas pending the peaceful settlement of territorial and jurisdictional disputes, the member states of ASEAN and the People’s Republic of China affirmed their commitment ‘to the freedom of navigation in and overflight of the South China Sea provided for by the universally recognized principles of international law, including the 1982 UN Convention on the Law of the Sea’;

Whereas although not a party to these disputes, the United States has national interests in freedom of navigation, the maintenance of peace and stability, respect for international law, and unimpeded lawful commerce;

Whereas the Government of the People’s Republic of China has recently taken unilateral steps to declare the Paracel and Spratly Islands, and their adjacent waters to be a prefectural-level city, and has identified government leaders to assert administrative control over 200 islets, sandbanks, and reefs and 2,000,000 square kilometers of water;

Whereas the Central Military Commission in China also announced the deployment of a garrison of soldiers to this area; and

Whereas these steps are contrary to agreed upon principles with regard to resolving disputes and impede a peaceful resolution of the sovereignty disputes in the South China Sea: Now, therefore, be it

Resolved, That the Senate--

(1) reaffirms the strong support of the United States for the 2002 declaration of conduct of parties in the South China Sea among the member states of ASEAN and the People’s Republic of China;

(2) supports the member states of ASEAN, and the Government of the People’s Republic of China, as they seek to adopt a legally binding code of conduct of parties in the South China Sea, and urges all countries to substantively support ASEAN in its efforts in this regard;

(3) strongly urges that, pending adoption of a code of conduct, all parties, consistent with commitments under the declaration of conduct, ‘exercise self-restraint in the conduct of activities that would complicate or escalate disputes and stability, including, among others, refraining from action of inhabiting presently uninhabited islands, reefs, shoals and other features and to handle their differences in a constructive manner’;

(4) supports a collaborative diplomatic process by all claimants for resolving outstanding territorial and jurisdictional disputes, allowing parties to peacefully settle claims and disputes using international law;

(5) reaffirms the United States commitment--

(A) to assist the nations of Southeast Asia to remain strong and independent;

(B) to help ensure each nation enjoys peace and stability;

(C) to broaden and deepen economic, political, diplomatic, security, social, and cultural partnership with ASEAN and its member states; and

(D) to promote the institutions of emerging regional architecture and prosperity; and

(6) supports enhanced operations by the United States armed forces in the Western Pacific, including in the South China Sea, including in partnership with the armed forces of others countries in the region, in support of freedom of navigation, the maintenance of peace and stability, respect for international law, including the peaceful resolution of issues of sovereignty, and unimpeded lawful commerce.

Trường Sa 1988, Tàu Cộng xé cờ...


BẢO VỆ TRƯỜNG SA 14/3/1988: HÌNH ẢNH TỪ PHÍA TRUNG QUỐC

Mai Thanh Hải Blog - Nếu được phép làm 1 cuộc khảo sát, "phỏng vấn bỏ túi" với câu hỏi: "Bạn biết gì về Chiến dịch CQ-88 của Hải quân nhân dân Việt Nam và trận 14/3/1988 bảo vệ quần đảo Trường Sa?", mình chắc chắn, sẽ có rất nhiều câu trả lời "Không!" và những cái lắc đầu lạ lẫm.

 Ngay với mình, chuyện "phổ cập" khái niệm CQ-88 và trận 14/3/1988 cho người khác là bình thường. Thậm chí đã có lần, phải chạy về nhà lấy quyển "Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam" (do Cục Chính trị, Quâng chủng Hải quân phát hành), mang cho mấy ông anh, toàn cỡ Thượng tá, Đại tá xem để minh chứng và... quán triệt lại các lão.

Cá biệt, vài lần mình còn "giác ngộ" cho mấy ông anh cỡ lãnh đạo tỉnh, Ủy viên Trung ương, bởi ai cũng lắc đầu: "Mấy vụ này, hình như báo chí - tài liệu học tập ít nhắc tới, nhỉ?". Nghe và xem xong, mọi người thở dài: "Hồi năm 1988, đọc báo Nhân dân, thấy nói Trung Quốc đánh ta ở Trường Sa. Nhưng từ đó đến giờ, chả ai nhắc lại, thêm nhiều việc lớn, quên béng luôn!"...

Những hình ảnh mọi người xem trong Entry này, được thực hiện bởi một người lính Trung Quốc, đi trên tàu chiến đấu Trung Quốc. Dù căm hận những kẻ đã xả súng bắn vào những người lính Công binh Hải quân tay không tấc sắt, đang làm nhiệm vụ xây dựng đảo Gạc Manhưng cá nhân mình, với tư cách người làm nghề ghi nhận, phản ánh mọi sự kiện, vẫn cảm ơn người lính - Phóng viên Trung Quốc đã quay phim - chụp ảnh ghi lại diễn biến trận đánh, nhìn từ phía Trung Quốc.

Nếu không có những thước phim, hình ảnh thế này, sẽ không thể kiếm được tư liệu để minh chứng việc bộ đội ta bị bắn giết, chủ quyền chúng ta bị chiếm đóng... Điều này rất quan trọng bởi thời điểm đó, ta đã bị bất ngờ, từ cấp Trung ương cho đến những người lính Công binh Hải quân đang vác đá trên đảo Gạc Ma, trước khi bị đạn nhọn Trung Quốc găm vào ngực, vẫn còn cười với... "tàu lạ" và khi trúng đạn, ngã xuống biển, mắt vẫn mở to, không tin là vừa bị bắn...


Sự bất ngờ này, hình như vẫn tồn tại đến tận giữa năm 2011 này, khi tàu Hải giám vũ trang Trung Quốc lao sâu vào vùng biển nước ta, cắt cáp thăm dò địa chấn, quấy nhiễu, ngăn cản hoạt động của tàu dân sự, thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tới vài lần liền.

Dĩ nhiên, những năm đầu của Thế kỷ 20 này, do khoa học kỹ thuật phát triển, nên chúng ta đã có máy ghi hình kỹ thuật số, điện thoại di động có chức năng quay phim - chụp ảnh và những tấm hình, đoạn Videoclip ghi lại bằng chứng tàu Hải giám vũ trang Trung Quốc xâm nhập trái phép, quấy nhiễu tàu ta, được các thủy thủ - nhân viên kỹ thuật nhà ta làm việc trên tàu, nhanh tay móc ra ghi lại, bằng những phương tiện cá nhân và ngay sau đó được nộp lại, để công chiếu, làm bằng chứng...

Trước tháng 9/2011, mình nhận được lời mời của các bạn trong Ban Điều hành Diễn đàn Hoàng Sa, tham gia cuộc gặp mặt những người lính Hải quân đã từng tham gia trận 14/3/1988 và người thân của một số Liệt sĩ, đã hy sinh trong ngày 14/3/1988, trong khi bảo vệ Trường Sa. Biết là các bạn ấy rất tạo điều kiện cho mình tìm hiểu, thu thập tư liệu về Chuyên đề Bảo vệ Trường Sa, thế nhưng do đã hẹn tham gia đoàn từ thiện, mang 140 suất quà tặng cho học sinh - giáo viên Trường Tiểu học Tà Té (xã Nong U, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên), nhân ngày khai giảng, nên đành lỗi hẹn.

Thôi thì, không tham gia được buổi gặp mặt, để có thêm nhiều thông tin, phục vụ công tác "giải ngố", "giác ngộ" về chủ quyền - biển đảo, mình cũng cung cấp một số hình ảnh trước và trong trận 14/3/1988 trên vùng biển Cô Lin - Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).

Xem để càng thấm thía bài học: Đối phương đã chuẩn bị rất kỹ càng, chi tiết cho cuộc chiến và chiêu thức "bất ngờ ra tay" đã khiến chúng ta thiệt hại không nhỏ. Bài học này không chỉ diễn ra trong 1-2 lần, từ 1979 đến nay. Bài học này vẫn còn nguyên giá trị, ngay khi chúng ta đang tâm niệm: "Không để Tổ quốc bị bất ngờ".

Các hình ảnh đều ghi chú thích tiếng Tàu. Bạn nào rành tiếng Trung, rất mong dành thời gian dịch giúp chúng tôi những dòng chú thích, ghi trên mỗi tấm ảnh (Nguồn ảnh: tại đây)
---------------------------------------------------

Tóm tắt lời dịch của Trung Quốc (sau đây viết tắt là TQ): Phân đội Nam Hải hành quân xuống Trường Sa

TQ: Chiếc 929 đóng vai trò soái hạm và hậu cần của phân đội Nam Hải trong CQ-88

TQ: Quân đội TQ rất hiếu chiến, luôn sẵn sàng chiến đấu (chuẩn bị đạn dược trên tàu 929)
TQ: Pháo trên tàu TQ, binh lính TQ làm quen với cái nóng 40 độ C

TQ: Tàu HQ-604 của Hải quân Việt Nam chở 120 binh sĩ, hoạt động ở vùng biển Nam Sa

TQ: Ngày 13/3/1988, trước khi cuộc chiến diễn ra: Kết nạp Đảng trên tàu

TQ: Lính đặc nhiệm TQ xem phim tuyên truyền "Việt Nam ăn cắp tài nguyên của TQ"

TQ: Tàu vận tải HQ-504 đưa lực lượng vũ trang chiếm đóng Johnson South Reef và tiến hành các hoạt động xây dựng

TQ: Hơn 40 binh lính Việt Nam từ tàu HQ-504 đổ bộ lên đảo Gạc Ma, thượng cờ Việt Nam

TQ: Theo đúng quy định quân đội, phía Trung Quốc thả ca nô vào đảo

TQ: Với một đội quân Đặc nhiệm Hải quân để trục xuất quân xâm lược (Việt Nam)

TQ: Chính trị viên dùng lý lẽ để quân Việt Nam rút khỏi rạn san hô

TQ: Lúc 8h47 sáng ngày 14/3/1988, binh lính Việt Nam bất ngờ nổ súng trên rạn san hô

TQ: Chính ủy Xu ra lệnh "Mục tiêu tàu địch! Bắn!"

TQ: Các khẩu pháo giận dữ nã đạn vào đối phương, ảnh: Súng phòng không trên tàu 531 nã đạn vào đối phương

TQ: Hải quân TQ trong trận Hải chiến đã dùng pháo 100mm bắn vào tàu HQ-505 của Việt Nam

TQ: Tàu đối phương trúng pháo hạng nặng, mất khả năng điều khiển, các binh sĩ nhảy xuống biển, thoát khỏi tàu

TQ: Tàu địch chìm dần, chỉ còn phần cuối cùng của các cột. Con tàu với gần như 175 binh lính VN bị chết đuối

TQ: Lúc 8h58 là sự im lặng của tàu địch (VN) với chỉ 9 người sống sót và sau đó bị bắt

TQ: Tàu HQ-505 của Việt Nam, trong nỗ lực tấn công tàu 531 của TQ đã bị bắn trọng thương, cháy 3 ngày 3 đêm

TQ: Chi Gua trở về với đất mẹ, lính Đặc nhiệm TQ cắm lá cờ đỏ

TQ: Trận chiến kết thúc với chiến thắng, lính Đặc nhiệm TQ trở về tàu



TQ: Hơn 200 sĩ quan và binh lính đón các thành viên Đặc nhiệm, chỉ có 1 người bị thương
TQ: Người cao nhất trong các Đặc nhiệm là Du Xiang Hou đã xé bỏ cờ Việt Nam trên đảo




TQ: Người ngồi hàng đầu, tay bị băng là Dương Chí Lượng, bị thương khi giành giật cờhttp://maithanhhaiddk.blogspot.com/2011/08/tran-1431988-nhung-hinh-anh-tu-phia.html