Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012


Mời bạn tham gia bỏ phiếu về việc chuyển hướng tải hình tự do từ Wikipedia tiếng Việt lên Wikimedia Commons.

Tam Sa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menutìm kiếm
Tọa độ16°50′03″B 112°20′15″Đ / 16.83417112.3375
Tam Sa
三沙市
—  Địa cấp thị  —
Thành phố Tam Sa
Biển Đông.png
Quốc giaTrung Quốc
TỉnhHải Nam
Chính quyền
 - KiểuChính quyền
 - Thị trưởngTiêu Kiệt (肖杰)
 - Chủ tịch UBNDPhù Tráng (符戆)
Diện tích
 - Đất liền13 km² (5 mi²)
 - Mặt nước2.000.000 km² (772.204,3 mi²)
Dân số (2010)
 - Tổng cộng444[1]
 - Mật độ34,15/km² (88,4/mi²)
Múi giờTrung Quốc (UTC+8)
Mã bưu chính573199[2]
Mã điện thoại+86 (0)898
Thành phố Tam Sa (Trung三沙市bính âmSānshā Shì, âm Hán Việt: Tam Sa thị) được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập vào ngày 21 tháng 6 năm 2012 và là một địa cấp thị (thành phố cấp địa khu) thuộc tỉnh Hải Nam. Thành phố trên lý thuyết được giao quản lý một khu vực được nhiều nước tranh chấp chủ quyền: quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa), quần đảo Trung Sa (bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough) cùng vùng biển xung quanh. Trung Quốc đặt chính quyền nhân dân thành phố Tam Sa tại đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng).
Theo chính phủ Trung Quốc, việc thành lập thành phố Tam Sa sẽ giúp tăng cường hơn nữa khả năng quản lý, khả năng phát triển và kiến thiết của nước này đối với những hòn đảo và các vùng nước xung quanh các quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Trường Sa, bảo vệ môi trường biển trong vùng biển Đông.[3] Việc thành lập thành phố Tam Sa là sự điều chỉnh của chính phủ Trung Quốc đối với cơ quan hành chính hiện hành, là công việc trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc.[4]
Việt Nam và Philippines cho rằng việc lập thành phố này là vi phạm chủ quyền của họ trên các lãnh thổ đang tranh chấp và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định này.[5] [6] Hoa Kỳ lên tiếng quan ngại về các hành động đơn phương của Trung Quốc khi thành lập thành phố Tam Sa, và cho rằng Trung Quốc cố gây ra một "sự đã rồi" trong vấn đề đang tranh chấp cần phải giải quyết thông qua đàm phán ngoại giao đa phương (giữa tất cả các bên tranh chấp).[7][8]

http://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_Sa

Không có nhận xét nào: